Là đối tác tin cậy của công ty : thu mua phế liệugiá cao TPHCM Việt Đức

Phân biệt Inox 304, 201, 202, 430, 316

Ứng dụng của inox trong trang trí nội ngoại thất
4.9/5 - (10 bình chọn)

Hôm nay hãy thử cùng CÔNG TY THU PHẾ LIỆU BẢO MINH tìm hiểu thực chất Inox là gì nhé? Xin mời các bạn xem tiếp các mục dưới đây!

Phân biệt inox 430 và inox 304 430 và inox 304 với inox 201

So với inox 304 thì inox 201 và inox 430 có thành phần cấu tạo thấp hơn, giá inox rẻ hơn, chất lượng cũng thấp hơn nhiều. Bạn có thể nhìn bảng so sánh dưới đây để biết chi tiết hơn và phân biệt inox 201 và 304, so sánh inox 304 và 316, inox 430 và inox 304.

Inox 430 là gì?

Inox 201 là gì?

Inox 304 là gì?

Inox 430 có khả năng chống ăn mòn trong acid hữu cơ và axit nitric. Ngoài ra, inox 430 chỉ phát huy đặc tính chống ăn mòn trong môi trường ăn mòn tỉ lệ rất nhẹ, kèm theo kiểm soát các tác động môi trường vào inox 430 một cách chặt chẽ. Inox 201 có khả năng chống ăn mòn trong môi trường an mòn vừa và nhẹ. Trong khi đó, inox 304 có khả năng chống ăn mòn rất tốt ở môi trường khắc nghiệt hơn (vẫn thấp hơn inox 316), thậm chí trong môi trường có hóa chất.

Trả lời câu hỏi inox 304 có bị gỉ không thì không nhé.

Inox 430 có khả năng chịu nhiệt từ 815oC đến 870oC Inox 201 có khả năng chịu nhiệt từ 1149°C đến 1232 °C Inox 304 có khả năng chịu nhiệt lên đến 925oC
Đối với gia công hàn, trong khi inox 430 cần được làm nóng lên nhiệt độ thích hợp mới gia công hàn được. Nhiệt độ phù hợp từ 150oC đến 200oC Inox 201 có thể gia công bằng phương pháp hàn với kĩ thuật hàn cơ bản, thông thường mà không gặp khó khăn. Inox 304 có khả năng làm việc tốt với tất cả các phương pháp hàn.
Inox 430 đặc trưng với khả năng nhiễm từ cao Inox 201 nhiễm từ nhẹ Inox 304 không nhiễm từ hoặc nhiễm từ với tỉ lệ rất ít

Thép không gỉ và inox khác nhau như thế nào? Thật ra chúng là 1 thôi bạn ạ!

Cách nhận biết các loại inox hiện nay

Các loại inox thông dụng bao gồm:

Có bốn loại thép không gỉ chính: Austenitic, Ferritic, Austenitic-Ferritic (Duplex), và Martensitic.

inox
Inox 304, 201, 202, 430, 316 là gì? khác nhau như thế nào?

Inox 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s

Là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…

Inox 430, 410, 409

Là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm, nhưng có khả năng chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp). Bnạ muốn biết inox 430 có tốt không, chúng tôi xin trả lời rằng Thuộc dòng này có thể kể ra các mác thép SUS 430, 410, 409… Loại này có chứa khoảng 12% – 17% crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà…

Inox 2101, SAF 2304, 2205, 253

Đây là loại thép có tính chất “ở giữa” loại Ferritic và Austenitic có tên gọi chung là DUPLEX. Thuộc dòng này có thể kể ra LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại thép duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. DUPLEX có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển… Trong tình hình giá thép không gỉ leo thang do ni ken khan hiếm thì dòng DUPLEX đang ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để thay thế cho một số mác thép thuộc dòng thép Austenitic như SUS 304, 304L, 316, 316L, 310s…

Thép Martensitic:

Loại này chứa khoảng 11% đến 13% Cr, có độ bền chịu lực và độ cứng tốt, chịu ăn mòn ở mức độ tương đối. Được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao..

Đặc tính của thép không gỉ ( hợp kim inox )

Các đặc tính của nhóm thép không gỉ (inox) có thể được nhìn dưới góc độ so sánh với họ thép carbon thấp. Về mặt chung nhất, thép không gỉ có:

  • Tốc độ hóa bền rèn cao
  • Độ dẻo cao hơn
  • Phản ứng từ kém hơn (chỉ với thép austenit)
  • Độ bền nóng cao hơn
  • Độ cứng và độ bền cao hơn
  • Chống chịu ăn mòn cao hơn
  • Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
  • Các cơ tính đó thực ra đúng cho họ thép austenit và có thể thay đổi khá nhiều đối với các mác thép và họ thép khác.

Các cơ tính đó liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng thép không gỉ, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của thiết bị và phương pháp chế tạo.

Ứng dụng của inox trong trang trí nội ngoại thất
Ứng dụng của inox trong trang trí nội ngoại thất

Cách nhận biết để phân biệt 304, 201, 202, 430, 316 khác nhau như thế nào?

Năm 1913, một nhà chế tạo thép người Anh tên là Harry Brearley đã thành công trong việc hạn chế hiện tượng ăn mòn của thép bằng cách thêm một số nguyên tố kim loại như Crom, Niken, Mangan và giảm hàm lượng Cacbon. Tùy theo hàm lượng của các thành phần này mà phân biệt thành các loại inox khác nhau như Inox 304, 201, 202, 430, 316.

Inox là chất liệu thép không gỉ (hay còn gọi là stainless steel), được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sản xuất hàng hóa. Các loại inox khác nhau có thành phần hóa học và tính chất vật lý khác nhau, do đó chúng được sử dụng cho mục đích khác nhau.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về các loại inox phổ biến:

  1. Inox 304: Là loại inox phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất và gia công vì tính chất chống ăn mòn và độ bền cao. Nó có thành phần hóa học chứa khoảng 18% Cr và 8% Ni.không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, luôn sáng bóng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
  2. Inox 201: Loại inox này thường được sử dụng trong các sản phẩm gia dụng như tủ lạnh, lò nướng, máy rửa chén vì tính năng chống ăn mòn và độ bền cao. Nó có thành phần hóa học chứa khoảng 16-18% Cr, 3.5-5.5% Ni, và 0.08-0.15% C. không nhiễm từ (99%), bền với thời gian, song tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hoặc muối,
  3. Inox 202: Loại inox này tương tự như inox 201, nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố, nhưng có chứa một lượng nhỏ mangan để tăng độ cứng và độ bóng. Thành phần hóa học bao gồm khoảng 16-18% Cr, 4-6% Ni và 0.08-0.15% C.
  4. Inox 430: Loại inox này thường được sử dụng trong ngành sản xuất tấm lợp và ống dẫn, vì tính chất chống ăn mòn và độ bền. nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố,m Nó có thành phần hóa học chứa khoảng 16-18% Cr và ít nhất 0.75% Ni.
  5. Inox 316: Là loại inox được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất hóa chất, dược phẩm, thực phẩm và các ứng dụng y tế, vì khả năng chống ăn mòn và kháng axit tốt hơn so với inox 304. Thành phần hóa học bao gồm khoảng 16-18% Cr, 10-14% Ni, và 2-3% Mo. hông nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch rất khắt khe.

Tóm lại, các loại inox này có thành phần hóa học và tính chất vật lý khác nhau, do đó chúng được sử dụng cho mục đích khác nhau. Việc chọn loại inox phù hợp cho ứng dụng cụ thể là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm.

Sự tham gia khác nhau của các thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ. Dựa vào yêu cầu trên, các nhà sản xuất đã sản xuất ra những loại inox phù hợp với yêu cầu và đặc tính sản phẩm của mình. Và khi nó không còn giá trị sử dụng chúng vẫn có giá trị khi được trao cho các cơ sở thu mua phế liệu, tại đây việc mua phế liệu inox  được diễn ra hằng ngày với mức giá bằng 1/3 giá mới.

Một số câu hỏi thường gặp về Inox

Inox có dẫn điện không?

Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Trên thực tế câu trả lời là CÓ. Inox hay thép không gỉ có khả năng dẫn điện kém khoảng 10-15%( Với đồng là 100% nhé). Mặc dù thấp nhưng khi sử dụng nồi hay các sản phẩm Inox cũng phải chú ý an toàn điện.

Inox 304 có hút nam châm không?

Inox 304 không hút nam châm; Đây cũng là 1 mẹo đơn giản để kiểm tra nồi Inox hay ống inox bạn mua có phải là inox 304 hay không. Nếu thấy nồi hút nam châm thì chứng tỏ nồi Inox của bạn đã bị nhiễm tạp chất khác không phải 304.

Inox 304, Inox 201 và 430 có gỉ không?

Về mặt lý thuyết, Các loại Inox đều không hoặc khó gỉ trong điều kiện thường. Tuy nhiên, trong thực tế các Inox này vẫn bị gỉ do các môi trường khắc nghiệt. Cụ thể là:

  • Inox 304 gần như có khả năng chống gỉ tuyệt đối hoặc rất ít gỉ, dễ đánh bóng.
  • Inox 201 dễ bị gỉ trong các điều kiện không khí bên ngoài, bụi bẩn, môi trường có muối và axít. Vì thế khi lĩnh vực của bạn có những điều này bạn không nên sử dụng inox 201
  • Inox 430 do có nhiều tạp chất nên khả năng chống gỉ kém nhất. Thường dùng 1 thời gian sinh ra gỉ sét khá nhiều

Cách làm sạch nồi inox bị cháy như thế nào?

Nồi Inox rất khó bám dính, bề mặt bóng sáng. Vì thế mà làm sạch khá dễ dàng. Nếu chỉ là những mảng bám đơn giản bạn có thể dùng nước cốt chanh, giấm, nước rửa bát và cọ sạch. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những khi cháy xém. Thì mẹo cho các bạn rất đơn giản tùy vào mức độ cháy của nồi. Nếu những vết cháy nặng hơn do lửa đun cháy bạn có thể dùng các sản phẩm rửa nồi Inox chuyên dụng, baking soda hoặc nước lau kính, gif…

Đánh bóng Inox bằng gì?

Các vật dụng bằng inox xuất hiện hoen gỉ hay vết ố bạn nên dùng cọ nồi hoặc giấy giáp để đánh sạch. Việc vệ sinh dụng cụ Inox cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này Inox sẽ không sáng bóng được như trước. Nếu các vết ố quá nặng thì bạn nên dùng cả nước rửa nồi và cọ nồi để làm sạch. Nó cũng không quá ảnh hưởng đến bộ sáng bóng của nồi đâu. Vì thế bạn nên sử dụng các cách trên trước để giữ được độ sáng bóng cho vật dụng của bạn. Nếu bạn đã cố gắng nhưng không thể mang lại hiệu quả tich cực hơn, hãy tìm tới các cửa hàng thu mua phế liệu inox để bán chúng nhé.

Cách nhận biết Inox 304 như nào?

Do chạy theo lợi nhuận, nên trên thị trường có rất nhiều loại “Inox nhái 304”. Hoặc Inox 201 và Inox 430 cũng được thay thế cho loại Inox này. Vì thế chúng ta cần phải kiểm tra kĩ lưỡng trước khi mua hàng làm sao để nhận biết Inox 304 chuẩn nhất. Vì các loại Inox khá giống nhau nên chúng ta khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Hãy mang các vật dụng sau và làm theo cách thử Inox 304 này để có thể kiểm tra được kĩ nhất.

  • Lấy nam châm ra thử: Nhiều bạn hỏi mình, nam châm có hút Inox không? Mình xin trả lời là thường là nam châm không hút Inox. Tuy nhiên, nếu trong Inox được pha sắt hoặc một số tạp chất khác thì nam châm sẽ hút được. Vì thế việc mang theo 1 cái nam châm để đi thử là cách phổ thông. Nó chỉ có thể nhận diện được Inox 304 hay những Inox có pha thêm tạp chất và sắt.
  • Dùng axit hay các dung dịch chuyên dụng: Để thử được Inox 304 thì cách tốt nhất vẫn là thử bằng axit hay các dung dịch chuyên dụng. Bạn nhỏ 1 giọt axit lên trên Inox. Nếu không xảy ra hiện tượng gì thì đó đích thực là Inox 304 chính hãng. Còn với 201 và 430 thì sẽ sủi bọt trắng và bị phản ứng như trong TN3 ở trên.

Trên đây là bài viết rất cụ thể về 3 loại inox 304, 201 và Inox 430 phổ biến nhất thị trường hiện nay. Các ưu nhược điểm và cách phân biết. Hi vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu được các thông tin về Inox là gì và cách phân biệt chúng ra sao. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhưng thông tin hữu ích.

Bạn có thể tham khảo thêm tại:

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO BẢO MINH 

Trụ sở chính: 589 Đường số 18 – Phường Bình Hưng Hòa – Quận Bình Tân – Tphcm

Địa chỉ Hà Nội: Số 10, Đường Bùi Huy Bích, Quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Nội

Địa chỉ Bình Dương: Số 65, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Tổ 1, Khu 9, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Điện thoại : 0979.637.678 – 0949.193.567  (A.DƯƠNG) Hỗ trợ 24/24h

Email : phelieubaominh@gmail.com

Website : thumuaphelieugiacao.com.vn

error: Địa chỉ IP của bạn đã được thêm !