Quy trình tái chế nhôm phế liệu – lợi ích của tái chế nhôm

lò nấu nhôm phế liệu
5/5 - (2 bình chọn)
Dưới đây là quy trình tái chế nhôm phế liệu. Ngoài kim loại nhôm thì tất cả các loại phế liệu kim loại tổng hợp như sắt phế liệu, đồng phế liệu. inox phế liệu.. sau khi được các công ty thu mua phế liệu như Bảo Minh mua về cũng sẽ tiến hành theo những bước tương tự.
Qúa trình tái chế nhôm phế liệu luôn được tuân thủ theo bài bản, theo đúng yêu cầu của bộ tài nguyên môi trường.
Các công ty xử lý , tái chế nhôm phế liệu phải là các tổ chức được cấp phép đầy đủ, có hồ sơ năng lực đúng đạt yêu cầu.
Công việc tái chế nhôm là quá trình chuyển đổi từ phế liệu nhôm thành các loại vật dụng khác.

1. Tổng quan tái chế phế liệu nhôm

Thực tế từ năm 1900 người ta đã bắt đầu công việc tái chế nhôm nhằm tạo ra sản phẩm mới. Tuy nhiên thời kì đầu hoạt động này luôn diễn ra với quy mô nhỏ. Chỉ đến năm 1960, với việc bùng nổ sản xuất của lon nước giải khát làm bằng nhôm thì việc tái chế nhôm mới có sự phát triển đáng kể.
Tái chế nhôm là quá trình mà nhôm phế liệu có thể được tái sử dụng thông qua việc sản xuất thành sản phẩm mới. Quy trình tái chế nhôm bao gồm việc tái nóng chảy các kim loại, quá trình này tiết kiệm chi phí và năng lượng hơn so với việc tạo ra sản phẩm nhôm mới bằng phương pháp điện phân oxit nhôm (Al2O3), đòi hỏi phải khai thác từ quặng bauxite và sau đó tinh chế bằng cách sử dụng quy trình Bayer. Việc tái chế nhôm sẽ góp phần giảm thiểu việc sử dụng khoáng sản nhôm giúp tiết kiệm tài nguyên rất lớn.
Việc tái chế nhôm phế liệu chỉ tiêu tốn 5% năng lượng sử dụng để sản xuất nhôm mới. Vì lý do này, hầu hết các loại nhôm thành phẩm được sản xuất từ việc tái chế nhôm phế liệu. Lon nước giải khát là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trong tái chế nhôm, và hầu hết các sản phẩm được sản xuất từ phế liệu nhôm đều được sử dụng trở lại cũng là lon nhôm.
Ngành công nghiệp nhôm là ngành sản xuất sử dụng nhiều điện năng và yêu cầu vốn đầu tư khá lớn. Chi phí đầu nhà máy điện phân kim loại nhôm trung bình cần khoảng 4500 – 5000 USD/tấn công suất, còn tiêu hao điện năng cho sản xuất 1 tấn nhôm điện phân tốn khoảng 13.000 – 14.000 USD/kWh/tấn công suất.
Để sản xuất nhôm trong công nghiệp người ta thường điện phân nhôm oxit (Al2O3) nóng chảy có mặt criolit. Quá trình sản xuất nhôm trong công nghiệp trải qua 2 công đoạn chính là:
– Công đoạn tinh chế quặng boxit.
– Công đoạn điện phân Al2O3 nóng chảy, chúng có mặt criolit.
Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng bôxit.
Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là quạng bô xít. nhôm được sản xuất từ đâu? Người ta dùng quặng boxit để sản xuất Al. Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%
tái chế nhôm phế liệu
Tái chế nhôm phế liệu mang lại nhiều lợi ích lớn lao

2. Lợi ích của việc tái chế nhôm phế liệu đối với con người và môi trường

  1. Tiết kiệm tài nguyên: Tái chế nhôm phế liệu giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu sự khai thác quặng bauxite, làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
  2. Giảm thiểu ô nhiễm: Việc tái chế nhôm phế liệu giúp giảm lượng rác thải, hạn chế sự phát tán khí thải độc hại, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
  3. Tiết kiệm năng lượng: Quá trình sản xuất nhôm từ bauxite tốn rất nhiều năng lượng, trong khi việc tái chế nhôm phế liệu giúp tiết kiệm đáng kể lượng năng lượng cần thiết cho quá trình sản xuất.
  4. Giảm chi phí: Tái chế nhôm phế liệu giúp giảm chi phí sản xuất nhôm, do không cần chi phí khai thác quặng bauxite và sử dụng ít năng lượng hơn.
  5. Sản phẩm chất lượng cao: Nhôm tái chế sau quá trình xử lý có chất lượng tương đương với nhôm mới, nên sản phẩm từ nhôm tái chế có thể sử dụng cho nhiều mục đích như sản xuất đồ gia dụng, đồ nội thất, vỏ đèn, vv.
  6. Tạo việc làm: Việc tái chế nhôm phế liệu tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tóm lại, việc tái chế nhôm phế liệu không chỉ giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, giảm chi phí sản xuất mà còn mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội.

Việc tái chế nhôm phế liệu thường tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất so với sản xuất nhôm mới, bao gồm cả chi phí thu mua phế liệu nhôm, phân loại và tái chế. Về lâu dài, việc tiết kiệm kinh phí có thể thực hiện thông qua việc tái chế nhôm do giảm chi phí vốn đầu tư liên quan đến việc xây dựng các bãi chôn lấp, nhập khẩu nhôm nguyên liệu…
Giúp tiết kiệm được những chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc biệt là hạn chế ô nhiễm môi trường. Giúp giảm thải những chất độc xả vào môi trường tự nhiên, trong đó có hiệu ứng nhà kính, ngoài ra việc tái chế nhôm phế liệu còn giúp giảm 80 triệu tấn khí gây hiệu ứng nhà kính/ mỗi năm, tương đương việc phát thải của 15 triệu chiếc xe ô tô.
Nguồn phế liệu nhôm được thải ra chủ yếu từ các nguồn như: máy bay, ô tô, máy tính, dụng cụ gia dụng, xe đạp, tàu thuyền và nhiều sản phẩm khác. Quá trình nhôm tái chế không chuyển hóa các nguyên tố khác nên nhôm có thể được tái chế tối đa và được tái sử dụng để sản xuất ra bất kỳ sản phẩm nào với chất lượng không thua kém gì vật liệu tạo ra từ nhôm mới.

3. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm

Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là là quặng boxit.

4. Quy trình tái chế nhôm phế liệu tại lò nấu nhôm phế liệu

Bước 1: Nhôm phế liệu được thu thập từ những cơ sở thu mua phế liệu TPHCM và cả nước về nhà máy tái chế phế liệu nhôm.
Bước 2: Sau khi nhập hàng phế liệu nhôm về xong tất cả các loại nhôm phế liệu sẽ được đem đi phân loại theo và được cắt thành những mảnh nhỏ có kích thước khác nhau để có thể giảm bớt thể tích và dễ dàng cho việc phân loại tái chế.
Bước 3: Tiến hành làm sạch những mảnh nhôm phế liệu này có thể bằng phương pháp hóa học hoặc cơ học.
Bước 4: Các khối nhôm sau khi được phân loại và làm sạch, sẽ được cho vào lò nung với nhiệt độ khoảng 750 độ C để  nấu thành nhôm nóng chảy.
Bước 5: Tiến hành loại bỏ đi cặn bã và tạp chất. Sau đó cho nhôm chảy vào khuôn để tạo ra sản phẩm mới theo nhu cầu sử dụng.

Nhiều năm nay, tại mỗi đơn vị, quy trình tái chế và vận hành máy móc có thể khác nhau, nhưng về cơ bản thì tái chế nhôm cần trải qua các bước cơ bản trên đây theo sơ đồ sau:

 

 

 

quy trình tái chế nhôm phế liệu
quy trình tái chế nhôm phế liệu
Sau khi đã xong bước làm sạch nhôm thì các chúng sẽ được cho vào lò nung với nhiệt độ là hơn 750 độ C để tạo ra nhôm nóng chảy. Sau đó dòng nhôm nóng chảy được loại bỏ đi những cặn bã và các tạp chất còn xót lại và cuối cùng chúng ta sẽ đổ vào khuôn để tạo ra sản phẩm mới theo các yêu cầu và nhu cầu sử dụng
5. Quy trình tái chế lon giải khát.
Bước1: Lon nhôm trước tiên được phân loại từ rác thải đô thị, thường là thông qua phân tách dòng xoáy, và cắt thành mảnh nhỏ có kích thước bằng nhau để giảm bớt thể tích và làm cho nó dễ dàng hơn cho các máy phân loại.
Bước2: Mảnh nhôm được làm sạch hóa học/cơ học và bị nén chặt thành khối để giảm thiểu thiệt hại do quá trình oxy hóa khi nấu nóng chảy bởi vì các bề mặt nhôm dễ bị oxy hóa trở lại thành aluminum oxide khi tiếp xúc với oxy.
Bước3: Khối nhôm được nạp vào lò, nung nóng đến 750°C ± 100°C để tạo ra nhôm nóng chảy.
Bước4: Cặn bã, tạp chất được loại bỏ và cả hydro sinh ra cũng được loại bỏ bằng việc khử khí. (Nhôm nóng chảy có thể dễ dàng tách hydro từ hơi nước và chất gây ô nhiễm hydrocarbon). Quá trình này thường được thực hiện bằng khí clo và nitơ. Hexachloroethane là hóa chất thông thường được sử dụng cung cấp nguồn clo. Amoni perchlorate cũng có thể được sử dụng, vì nó phân hủy chủ yếu thành clo, nitơ và oxy khi bị nung nóng.
Bước5: Các mẫu được lấy để phân tích quang phổ nhằm xác định thành phần nguyên tố. Tùy vào yêu cầu sản phẩm cuối cùng mong muốn, nhôm tinh khiết cao, đồng, kẽm, mangan, silic, magiê được thêm vào để thay đổi thành phần nhằm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của hợp kim. Năm hợp kim nhôm đứng đầu được sản xuất là 6061, 7075, 1100, 6063 và 2024.
Bước6: Lò được khởi động, nhôm nóng chảy đổ ra. Quá trình này được lặp lại một lần nữa cho các đợt tiếp theo. Tùy thuộc vào sản phẩm cuối cùng, nhôm nóng chảy có thể được đúc thành thỏi, phôi, thanh, hình thành tấm lớn cho quá trình cán, phun thành bột, được chuyển đến một máy đùn hoặc vận chuyển trong trạng thái nóng chảy đến các cơ sở sản xuất để chế biến tiếp.
Lon đồ uống làm bằng nhôm thường được tái chế bằng phương pháp trên theo sơ đồ sau đây:
quy trình tái chế nhôm phế liệu
quy trình tái chế lon nhôm phế liệu

6. Tỷ lệ tái chế nhôm phế liệu hiện nay trên thế giới.

Tại Brazil tái chế 98,2% sản lượng nhôm lon của nó, tương đương với 14,7 tỷ lon nước giải khát mỗi năm, xếp hạng đầu tiên trên thế giới, nhiều hơn của Nhật Bản tỷ lệ thu hồi đạt 82,5%. Brazil đã đứng đầu trên bảng xếp hạng lon nhôm tái chế tám năm liên tiếp gần đây.
Hiện nay chưa có con số chính thức về lượng nhôm được tái chế tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số thống kê sơ bộ, ở các làng nghề có đến 95,2% lượng phế thải kim loại được sử dụng để tái chế, mang lại tổng số 700.000 tấn sản phẩm/ mỗi năm.
Lò nấu nhôm bằng điện
Lò nấu nhôm bằng điện tốt hơn lò nấu lửa thủ công truyền thống rất nhiều

7. Tái sử dụng xỉ nhôm. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm

Xỉ nhôm thải ra từ quá trình sản xuất nhôm ban đầu và từ các hoạt động tái chế vẫn còn hữu ích được dùng trong một số ứng dụng công nghiệp. Quá trình sản xuất ra phôi nhôm, cùng với một loại vật liệu phế liệu chất thải rất phức tạp. Chất thải này rất khó để quản lý vì nó phản ứng với nước, giải phóng ra một hỗn hợp khí (bao gồm acetylene, hydrogen và amoniac) có khả năng bốc cháy khi tiếp xúc trực tiếp với không khí. Mặc dù có những khó khăn nhưng các chất thải này đã từng được sử dụng như một chất độn dùng trong nhựa đường và bê tông. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là nhôm phế liệu.
Việc tái sử dụng xỉ nhôm cũng giúp bình ổn giá thu mua phế liệu nhôm trên thị trường.
lò nấu nhôm phế liệu
quy trình sản xuất nhôm từ quặng boxit

8. Triển vọng của việc tái chế nhôm ở Việt Nam

Ai cùng biết nhôm là kim loại phổ biến được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và người ta cũng chưa tìm được kim loại nào để thay thế nhôm mặc dù các quy trình sản xuất nhôm hiện nay gây nhiều tác động xấu đến môi trường, đời sống những cư dân bản địa đặc biệt tại những vùng gần mỏ quặng bô-xít.
Nhưng những tác động tiêu cực đó có thể được hạn chế rất nhiều thông qua việc tái chế nhôm, bên cạnh thói quen tiêu dùng có trách nhiệm của người sử dụng vật liệu nhôm. Tại sao chúng ta phải lãng phí nhôm phế liệu và chỉ chú trọng vào khai thác quặng mới trong khi nhôm được tái chế không hề bị giảm chất lượng? và giá thành còn thấp hơn nữa.
Trong khi ngành công nghiệp khai thác khoáng nhôm đòi hỏi tính chuyên môn, chi phí và kỹ thuật của lực lượng lao động cao. Ngành tái chế nhôm phế liệu hiện đang là sinh kế của rất nhiều công nhân tại các đô thị lớn. Bên cạnh đó, một số làng nghề cũng đã và đang phát triển hơn nhờ tham gia vào tái chế phế liệu nhôm. Kim loại Nhôm chắc chắn nằm trong danh sách kim loại được ưu tiên thu gom và tái chế.
xem thêm:
Vì 1 tương lai không cạn kiệt tài nguyên, vì cuộc sống khấm khá hơn của những công nhân nghèo trong các khu tái chế. Vì bảo vệ môi trường và giảm thiểu khai thác khoáng sản để tiết kiệm tài nguyên cho quốc giá. Hãy cùng phế liệu Bảo Minh chung tay trong ngành tái chế nhé. Bán 1 lon nhôm cho chúng tôi là bạn đang góp phần bảo vệ tương lai của cả nhân loại. tại sao không gọi ngay cho chúng tôi qua kênh sau:

CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU BẢO MINH

Hotline: 0979.637.678 (Mr. Dương) – 0949.193.567 (Mr. Minh)
Email: phelieubaominh@gmail.com
Website: thumuaphelieugiacao.com.vn
Địa chỉ HCM: 589 Đường số 18, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp. HCM
Địa chỉ Hà Nội: Số 10, Đường Bùi Huy Bích, Quận Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Nội

1/5 (1 Review)
error: Địa chỉ IP của bạn đã được thêm !