Chắc hẳn, chúng ta đã quá quen thuộc với việc sử dụng hệ thống thủy lực trong các ngành công nghiệp nhẹ cho đến các ngành công nghiệp nặng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng không phải ai cũng biết cách nhận biết và khắc phục một số lỗi thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống thủy lực. Với bài viết này, công ty mua phế liệu Bảo Minh sẽ cung cấp cho bạn một số “mẹo” để giải quyết vấn đề đó.
Hệ thống thủy lực là gì?
Hiểu một cách đơn giản, hệ thống thủy lực là quá trình chuyển hóa cơ năng thành thủy thông quá trình truyền động. Điện năng hoặc cơ năng qua bơm thủy lực thông qua các van, thiết bị điều khiển tạo ra chất lỏng có áp suất rồi tác động trở lại tại bơm thủy lực. Hệ thống thủy lực được ứng dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau như chế tạo máy, hàng không, cơ khí, cơ giới, tàu thủy hay cả công nghiệp.
Hệ thống thủy lực bao gồm một số bộ phận chính như bộ nguồn, hệ thống ống dẫn, hệ thống van và cơ cấp chấp hành.
Hệ thống thủy lực là một hệ thống điều khiển và truyền động bằng cách sử dụng chất lỏng thủy lực để chuyển động hoặc điều khiển các thiết bị. Hệ thống này gồm nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm:
- Bơm thủy lực: là thiết bị tạo áp lực chất lỏng thủy lực bằng cách chuyển động cơ hoặc năng lượng khác.
- Dây curoa hoặc đai truyền động: dùng để truyền động từ động cơ tới bơm hoặc các thiết bị khác trong hệ thống.
- Bộ điều khiển áp suất: được sử dụng để điều chỉnh áp suất chất lỏng thủy lực trong hệ thống.
- Bộ van điều khiển: được sử dụng để điều khiển dòng chất lỏng thủy lực trong hệ thống, điều khiển áp suất và hướng chuyển động của các thiết bị.
- Ống dẫn: dùng để chứa và truyền chất lỏng thủy lực đến các thiết bị khác trong hệ thống.
- Bộ lọc và bộ làm mát: được sử dụng để lọc và làm mát chất lỏng thủy lực trong hệ thống, giúp giữ cho hệ thống hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.
- Bộ đệm: được sử dụng để giảm số lần chuyển động và giảm tác động của động cơ hoặc các thiết bị khác trong hệ thống.
- Thiết bị đo lường và kiểm tra: được sử dụng để đo lường áp suất, dòng chảy và nhiệt độ của chất lỏng thủy lực trong hệ thống, giúp giám sát và kiểm soát hệ thống một cách hiệu quả.
Máy thủy lực là gì
Máy ép thủy lực là 1 loại máy được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hiện nay, Và đặc biệt là trong các hoạt động của 1 số ngành công nghiệp thì chúng đóng vai trò lớn trong ngành này. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về máy ép thủy lực là gì, cấu tạo và công dụng của loại máy này như thế nào nhé?

Dầu thủy lực là gì?
Dầu thủy lực ( tiếng anh là Hydraulic oil ) là loại chất lỏng có tác dụng truyền tải áp lực và có thể truyền chuyển động trong hệ thống thuỷ lực; đồng thời loại dầu này còn giúp bôi trơn tất cả các chi tiết chuyển động, làm kín bề mặt các chi tiết, loại bỏ cặn bẩn, chống lại lực ma sát, giúp giảm thiểu sự rò rỉ và “ giải nhiệt ” cho hệ thống.
Xi lanh thủy lực cũ

Các ứng dụng của hệ thống thuỷ lực
Hệ thống thủy lực có những ứng dụng cơ bản sau:
- Hệ thống thiết bị thuỷ lực tự hành ( Mobile hydraulics ): được di chuyển bằng bánh xe hoặc đường ray. Phần lớn các loại trong số này có đặc trưng là thường được sử dụng các van được điều khiển bằng tay (monoblock valve), chủ yếu các dạng xe cơ giới, khai khoáng, thu hoạch nông nghiệp, hàng hải …
- Hệ thống thiết bị thuỷ lực cố định ( industrial hydraulics ): được gắn để làm việc ở một vị trí cố định, chúng thường sử dụng các motor điện kết hợp với các loại bơm thủy lực và các van điện từ kết hợp với các thiết bị điều khiển điện – điện tử dùng chủ yếu cho các loại máy móc công nghiệp được tự động, các dây chuyền sản xuất, các loại máy chấn, máy trộn, máy ép, máy cắt…
xem thêm: Dịch vụ thu mua phế liệu sắt tận nơi
Ưu nhược điểm của hệ thống thủ lực

Ưu điểm
- Có thể điều khiển, điều chỉnh tốt.Có khả năng điều khiển vị trí chính xác nhất.
- Có thể khởi động với tải trọng nặng công suất công nghiệp.
- Hệ thống hoạt động êm, trơn không phụ thuộc vào tải trọng vì chất lỏng hầu như không bị tác dụng chịu nén, thêm vào đó còn sử dụng các valve điều khiển lưu lượng.
- Vận hành và đảo chiều khá êm.
- Có khả năng truyền động công suất lớn với các phần tử có kích thước nhỏ hơn.
Nhược điểm
- Gây nguy hiểm khi để gần lửa.
- Có thể gây bẩn, gây nên ô nhiễm môi trường.
- Có hiệu suất hoạt động thấp.
- Gây nguy hiểm khi áp suất vượt quá mức an toàn ( đặc biệt là tiếp xúc với ống dẫn ).
xem thêm: Dịch vụ thu mua máy móc cũ thanh lý giá cao tận nơi
6 lỗi thường gặp trong hệ thống thủy lực? Cách nhận biết và khắc phục?

1. Hiện tượng dầu thủy lực quá nóng
Nguyên nhân dầu thủy lực bị nóng: Dầu thủy lực là nguồn năng lượng đầu vào có chức năng khởi động hoạt động và giảm mức độ ma sát của máy móc. Ngoài ra, dầu thủy lực còn có tác dụng làm mát, chống mài mòn.
Cách nhận biết:
Để nhận biết tình trạng nhiệt độ dầu thủy lực quá cao, chúng ta có một số cách như sau:
- Kiểm tra lại kích thước thùng chứa dầu đã đáp ứng được lượng dầu được bơm vào hay chưa. Nếu thùng chứa dầu quá nhỏ sẽ dẫn đến hiện tượng tràn dầu, làm dầu nóng lên.
- Hiện tượng này có thể xảy ra khi lượng dầu được sử dụng không đạt tiêu chuẩn, dầu bị bẩn hoặc dính một số tạp chất khác.
- Van dầu bị tắc và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát có thể dẫn đến tình trạng dầu bị nóng lên, tràn ra ngoài. Để nhận biết, bạn có thể kiểm tra lại van và hệ thống làm mát.
- Ngoài ra, lỗi này có thể xảy ra khi chúng ta sử dụng không chính xác thông số kĩ thuật.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra các bộ phận của hệ thống thủy lực như van, hệ thống làm mát, bình chứa dầu…Sau khi sử dụng xong, bạn nên bỏ ra một chút thời gian để kiểm tra kĩ lưỡng lại từ đầu đến cuối. Nếu có lỗi ở đâu, lập tức khắc phục để không bị mất quá nhiều thời gian cho lần chạy tiếp theo.
- Đối với tình trạng dầu thủy lực nóng do dầu kém hoặc không đảm bảo chất lượng. Chúng ta cần có những cách lựa chọn loại dầu của các nhà cung cấp uy tín và bảo quản dầu ở điều kiện phù hợp.

2. Bơm phát ra tiếng ồn và rung lắc mạnh. Cách điều chỉnh bơm thủy lực
Bơm thủy lực là thiết bị dùng để hút dầu thủy lực từ bồn chứa để đẩy chúng di chuyển trong mạch thủy lực dưới áp suất cao. Van dầu thủy lực tạo ra lực hút lớn tác dụng và làm biến đổi dầu thủy lực ngay ở đầu vào.
Cách nhận biết:
Với lỗi này, chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy tiếng ồn từ bơm thủy lực, gây khó chịu cho người sử dụng.
Điều này xảy ra có thể là do đường ống hoặc bơm bị hư hỏng, bộ lọc các van đóng mở không được lau chùi thường xuyên hoặc có thể là do lượng dầu thủy lực cấp vào bị bẩn.
Cách khắc phục:
- Đối với ống, van, bộ lọc và bơm thủy lực: Nếu nó bị bẩn thì có thể xử lý bằng cách lau chùi, cọ rửa thường xuyên. Nếu nó bị hỏng thì cần thay thế.
- Đối với dầu thủy lực: cách chỉnh bơm thủy lực Giống như lỗi trên, chúng ta cần phải có những biện pháp để đảm bảo chất lượng dầu tốt hơn.
3. Van xả dầu thủy lực bị tắc
Trong hệ thống thủy lực, van xả dầu thủy lực có vai trò cung cấp, điều khiển, phân phối dòng thủy lực có áp suất. Van xả dầu thủy lực có vai trò quan trọng, là khâu không thể thiếu trong hoạt động của toàn bộ hệ thống. van thủy lực là gì

Cách nhận biết:
Van xả dầu thủy lực bị tắt có thể là do van xả được đặt quá thấp hoặc do dầu thủy lực bị bẩn khiến van xả đầu không thể hoạt động.
xem thêm: Dịch vụ thu mua phế liệu đồng giá cao tận nơi
Cách khắc phục:
Chúng ta cần xử lý nguồn dầu được cấp vào van phải đảm bảo chất lượng, van cần được đặt đúng vị trí giúp van xả tạo được áp lực lớn tác động lên xi- lanh, bộ lọc, thiết bị bơm,…

4. Xi – lanh thủy lực không hoạt động
Đây là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Xi lanh thủy lực có tác dụng dồn và đẩy áp suất chất lỏng trong quá trình chuyển hóa cơ năng thành thủy năng.

Cách nhận biết:
Chúng ta cần kiểm tra van phân phối thủy lực có bị trục trặc hoặc bị hỏng hóc, nếu có bất kì sự bất thường nào ở đây thì rất có thể là nguyên nhân khiến cho xi – lanh không hoạt động.
Ngoài ra, tình trạng xi – lanh không hoạt động có thể là do tình trạng quá tải làm việc khiến cho xi – lanh không tạo ra đủ áp lực cho quá trình hoạt động.
Cách khắc phục:
Thông thường chúng ta sẽ khắc phục vấn đề này bằng cách thay thế van và điều chỉnh tải trọng làm việc của xi – lanh sao cho phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra.
>>> xem thêm: máy chấn tôn thủy lực
5. Áp suất không ổn định, không thể đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống.
Áp suất có tác dụng vận hành toàn bộ hệ thống thủy lực, tác động trực tiếp thông qua xi – lanh làm biến đổi và chuyển hóa năng lượng.

Cách nhận biết:
Có một số cách nhận biết áp suất thấp và không ổn định như:
- Xuất hiện hiện tượng bơm không kín, bị mài mòn, đường ống bị rò rỉ
- Không khí lọt qua dầu thủy lực
- Áp suất tác dụng lên xi – lanh không được đều làm gián đoạn quá trình truyền động.
Cách khắc phục:
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần kiểm tra bơm, đường ống, các thiết bị bị ăn mòn để thay thế khi cần thiết. Đặc biệt, chúng ta cần phải ngăn không khí lọt qua dầu thủy lực bằng cách siết chặt đường ống dẫn thủy lực, đảm bảo áp suất được hoạt động bình thường.
Cơ cấu chấp hành là nơi có chức năng vận hành dòng điện, áp lực, áp lực khí và chuyển hóa năng lượng.
6. Cơ cấu chấp hành chuyển động không đồng đều.
Cách nhận biết:
Lỗi này thường xảy ra làm cho cơ chế vận hành bị gián đoán, không đồng đều. Nguyên nhân có thể là nằm ở các van đóng mở thất thường, tốc độ bơm thấp, bộ phận thông khí bị tắc bởi các chất bẩn.
Cách khắc phục:
Kiểm tra van, bơm thủy lực thay thế nếu cần, dọn dẹp ống, bộ phận thông khí thông thoáng.
Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức về máy thủy lực, các cách khắc phục những sự cố thường gặp trong quá trình hoạt động hệ thống thủy lực.
Công ty thu mua hệ thống thủy lực cũ thanh lý
Công ty mua phế liệu Bảo Minh nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thu mua phế liệu trên cả nước. Công ty chúng tôi chuyên thu mua phế liệu giá cao tận nơi. Mọi hình thức mua bán luôn nhanh chóng và đáng tin cậy. Khi khách hàng có nhu cầu, chúng tôi sẽ tới tận nơi thu gom 1 cách nhanh nhất. Với hệ thống nhân viên thị trwuofng và đại lý phế liệu trên cả nước. Dù bạn ở đâu, bạn có bao nhiêu hàng. Với 1 cuộc gọi, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hết sức trong việc thu mua hệ thống thủy lực cũ thanh lý tận nơi.
Nhận thu mua các bộ phận của hệ thống xi lanh thuỷ lực: Bơm thủy lực, Dây curoa hoặc đai truyền động, Bộ điều khiển áp suất, Bộ van điều khiển, Ống dẫn, Bộ lọc và bộ làm mát, Bộ đệm, Thiết bị đo lường và kiểm tra trong hệ thống xi lanh cũ.
Thu mua hệ thống thuỷ lực, xi lanh thuỷ lực, ống bơm thuỷ lực cũ giá cao toàn quốc.

Mọi chi tiết về mua bán bơm thủy lực cũ, xin vui lòng liên hệ công ty chúng tôi để được thu mua với cam kết như sau:
- Mua hàng nhanh chóng, tận nơi.
- Thu mua hệ thống thủy lực cũ giá cao, tận nơi.
- Mức giá thu mua cao, cạnh tranh với bất cứ đơn vị nào.
- Quy trình thẩm định và báo giá chắc chắc, tin tưởng.
Bạn còn chần chừ gì nữa mà không nhấc máy lên và liên lạc với chúng tôi nhanh chóng nhất qua thông tin sau:
CÔNG TY THU MUA HỆ THỐNG THỦY LỰC THANH LÝ GIÁ CAO BẢO MINH
Trụ sở chính: 589 Đường số 18 – Phường Bình Hưng Hòa – Quận Bình Tân – Tphcm
Điện thoại : 0979.637.678 – 0949.193.567 (A.DƯƠNG) Hỗ trợ 24/24h
Email : phelieubaominh@gmail.com
Website : thumuaphelieugiacao.com.vn